Kinh nghiệm lái xe ô tô để hành khách không bị say
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm về xe hơi, kỹ năng lái xe của tài xế có thể làm giảm thiểu tình trạng say xe cho hành khách. Ngoài ra, loại xe phục vụ cho việc di chuyển và sự chuẩn bị chu đáo của các bác tài hoặc nhà xe cũng sẽ giúp cho hành khách cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. Để hạn chế tình trạng say xe của hành khách, đặc biệt khi di chuyển xuyên suốt chặng đường dài, các bác tài cần ghi nhớ những kinh nghiệm lái xe ô tô hữu ích sau đây.
I. Kinh nghiệm lái xe ô tô để hành khách không bị say
1. Chọn loại xe có không gian rộng, không quá cao và không vận hành quá mạnh
Đối với loại hình xe chạy dịch vụ, thông thường các tài xế hoặc nhà xe thường lựa chọn loại xe có không gian bên trong xe rộng rãi, thoáng đãng, không cần trần xe quá cao và hiệu suất vận hành không quá mạnh mẽ. Bởi đối với những người hay bị say xe, việc phải ngồi trên một chiếc ô tô cao ngất ngưởng và di chuyển kiểu thể thao ‘quá nhanh quá nguy hiểm’ quả thực là một nỗi ám ảnh lớn. Chính vì thế, những chiếc xe đa dụng MPV hay sedan cỡ trung và lớn sẽ được ưa chuộng hơn cả cho việc chở hành khách.
Đồng thời, xe số tự động cũng mang lại cảm giác di chuyển êm mượt hơn xe số sàn. Tuy nhiên trong trường hợp lái xe số sàn, tài xế phải sở hữu kỹ năng lái xe tốt để ô tô chạy thật êm ái, hạn chế tình trạng giật, xóc.
2. Chuẩn bị một ít đồ hữu ích cho hành khách hay bị say xe
Trên xe, các bác tài xế hay nhà xe nên chủ động chuẩn bị túi bóng, chai nước lọc, khăn ướt, nước ấm và cả thuốc chống say xe. Đây là những vật dụng tuy nhỏ nhưng thật sự hữu ích trong trường hợp hành khách cảm thấy chóng mặt và say xe.
3. Chủ động chọn lộ trình mặt đường bằng phẳng
Nếu được, hãy chủ động chọn lộ trình để có được chuyến đi thuận lợi, suôn sẻ nhất. Đặc biệt việc chủ động chọn lộ trình, di chuyển trên con đường bằng phẳng sẽ giúp các hành khách đỡ bị say xe vì hạn chế được việc xe quá xóc vì gặp phải đường ổ gà.
4. Duy trì tốc độ ổn định
Kinh nghiệm lái xe ô tô của các bác tài già đó chính là tài xế nên kiểm soát và duy trì ổn định tốc độ, không tăng tốc hay giảm tốc đột ngột. Kỹ năng lái xe này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn khiến cho hành khách trên xe cảm thấy dễ chịu và hạn chế được tình trạng say xe.
5. Tập trung lái xe, quan sát kỹ, giữ khoảng cách an toàn với xe trước
Một khi đã ở vị trí cầm vô lăng, tài xế cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn cho tất cả các hành khách trên xe cũng như mọi người tham gia giao thông xung quanh. Hãy tập trung cao độ vào tay lái, quan sát bao quát mọi diễn biến và lưu ý giữ khoảng cách an toàn đối với xe di chuyển phía trước. Đồng thời hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật Giao thông.
6. Nghỉ ngơi hợp lý giữa hành trình
Thông thường, khi lái xe ô tô đường dài, các bác tài hay dừng xe lại 1 chút để hành khách nghỉ ngơi hoặc nạp năng lượng. Việc dừng xe lại giữa hành trình sẽ giúp cho cả tài xế và hành khách giảm thiểu sự mệt mỏi đồng thời bác tài sẽ tỉnh táo hơn để tiếp tục điều khiển phương tiện.
II. Mẹo chống say xe ô tô không cần dùng thuốc
Say xe ô tô không phải là bệnh lý, nó là phản ứng cơ thể khi di chuyển bằng phương tiện xe hơi và các triệu chứng của say xe có thể kể đến như choáng, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh… Và tất nhiên có không ít người do cơ địa và sức khỏe như bị huyết áp, tiền đình… nên thường xuyên gặp phải tình trạng say xe. Ngoài ra, một số người do yếu tố tâm lý sợ hãi nên cũng rất dễ bị say xe khi đi ô tô. Và dưới đây là một số mẹo chống say xe ô tô rất hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.
1. Chống say xe ô tô theo kinh nghiệm dân gian
Theo đó, người hay bị say xe có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách sử dụng gừng tươi, vỏ quýt/cam, lá trầu không, bánh mì, lá nguyệt quế, khoai lang sống hay miếng cau tươi. Trong những thứ lá/quả trên có chất giúp cho bạn giảm thiểu được tình trạng buồn nôn, chóng mặt, khó thở…
2. Chống say xe ô tô bằng cách bấm huyệt hợp cốc và nội quan
Ngoài ra, để không bị say ô tô, bạn không nên đi xe trong tình trạng bụng đói. Hãy chuẩn bị một ít đồ lương thực nhỏ và khẩu trang che mặt để hạn chế mùi xăng dầu của xe. Đồng thời hạn chế sử dụng điện thoại hay đọc sách báo khi đi xe, chọn chỗ ngồi ở vị trí đầu xe, hít thở nhẹ nhàng để cân bằng nhịp tim cũng như tâm lý được vững vàng hơn. Không nên nhìn quá lâu cảnh vật bên ngoài qua lớp cửa kính xe ô tô nếu bạn không muốn cảm thấy bị chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn…(ST)